Tin tức

VETC dán kính hay đèn tốt hơn? Thông tin về dịch vụ thu phí tự động không dừng 2022

Từ 1/8/2022, xe ô tô di chuyển qua trạm thu phí trên cao tốc bắt buộc phải dán VETC. Vậy VETC cụ thể là gì, hoạt động thế nào? VETC dán kính hay đèn? Có thể thanh toán bằng tiền mặt thay VETC không? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết sau đây.

VETC dán kính hay đèn tốt hơn

1. VETC là gì? Thu phí tự động không dừng là gì?

VETC và VDTC. Tuy khác nhau về hình thức nhưng công dụng là như nhau

Nhiều người vẫn nhầm tưởng VETC là một loại thẻ, tuy nhiên đây là tên gọi một loại hình dịch vụ thu phí BOT tự động không dừng cho xe ô tô trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ. Cụ thể nước ta có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động như sau:

  • Phổ biến là dịch vụ có tên VETC – Tasco góp vốn đầu tư. Loại thẻ thu phí tự động không dừng do VETC phát hành mang tên E-tag.
  • Thứ 2 là VDTC – Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam do Viettel cung cấp. Thẻ do VDTC phát hành có tên ePass.

2. Vai trò nhân văn của hệ thống thu phí tự động

Vai trò đầu tiên của hệ thống thu phí tự động không dừng là giúp người dùng tiết kiệm thời gian. Hệ thống quét mã sẽ hoạt động sẽ hoạt động rất nhanh và xe bạn có thể di chuyển gần như ngay lập tức khi đi qua trạm thu phí tự động.

Tiếp theo, trạm thu phí tự động khắc phục được những tồn đọng tiêu cực của trạm thu phí một dừng truyền thống. Những mặt trái của thu phí thủ công một dừng có thể kể tới như: gây ùn tắc giao thông, mất thời gian của người thu phí và chủ xe, một số trạm còn gặp những tình trạng phản cảm, một bộ phận nhỏ tài xế “gây khó dễ” làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tình hình an ninh, trật tự. Đồng thời, trạm thu phí một dừng có thể tạo nên sự thiếu minh bạch, gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội về phí thuế BOT khi không được công khai.

VETC ra đời khắc phục được tình trạng thu phí một dừng: trả tiền thừa bằng kẹo, trả phí BOT bằng tiền lẻ

Từ đó, hệ thống thu phí tự động không dừng ra đời, cụ thể như sau:

Từ ngày 1/8/2022, tất cả các trạm thu phí BOT trên cao tốc đều sử dụng làn thu phí tự động.

Một số tuyến quốc lộ có BOT vẫn có làn thu phí thủ công, nhưng tiến tới năm 2023, sẽ chỉ còn một làn hỗn hợp để xử lý các trường hợp gặp vấn đề.

3. VETC dán kính hay đèn tốt hơn?

3.1. Vị trí dán VETC

Khi tiến hành làm thủ tục đăng ký dịch vụ thu phí tự động không dừng, có 2 vị trí dán thẻ tốt nhất để gắn thẻ định danh E-tag hay ePass là đèn xe hoặc kính xe, giúp xe qua trạm dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất, cụ thể:

  • Vị trí thẻ VETC – VDTC trên đèn xe: Thẻ ở đèn xe phải được dán phía trước ghế lái phụ, vị trí giữa đèn, phải cách tất cả các cạnh đèn tối thiểu 2-3cm.
  • Vị trí thẻ VETC – VDTC ở kính xe: Thẻ phải được dán ở mặt trong kính xe phía trước ghế lái phụ, cách mép dưới kính 10cm và cách mép phải 5cm.
VETC dán trên kính xe

3.2. Quy trình dán thẻ thu phí không dừng

Dán thẻ thu phí tự động không dừng ở đèn xe:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ đèn bằng khăn chuyên dụng: khô, mềm.
  • Bước 2: Khi bóc thẻ cần nhẹ nhàng, tránh để vật khác dính vào mặt bên trong thẻ.
  • Bước 3: Căn chỉnh chính xác vị trí dán ở đèn xe, tối thiểu cách các cạnh đèn 2-3cm.
  • Bước 4: Sau khi dán lên vị trí đã xác định, miết chặt các mép sao cho không còn không khí bên trong, chú ý dán đúng chiều dọc chữ trên thẻ (miếng dán ngang được quy định song song với mặt đất).

Dán thẻ thu phí tự động không dừng ở kính xe:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch sẽ vị trí mặt kính bên trong bên phía ghế lái phụ. Sau đó dùng dùng khăn khô lau lại.
  • Bước 2: Lựa chọn chính xác vị trí dán thẻ sao cho thẻ cách mép dưới của kính 10cm và mép phải 5cm.
  • Bước 3: Bóc và dán thẻ một cách nhẹ nhàng bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ sau đó miết nhẹ đều tay và các góc để thẻ dính hoàn toàn trên bề mặt kính, tránh nhăn nhúm gây ảnh hưởng đến công năng của thẻ.

Lưu ý: Nếu kính ô tô dán phim cách nhiệt không tốt thì hệ thống đầu đọc sẽ không quét được thông tin trên thẻ nên chủ xe sẽ phải chọn phương pháp dán trên đèn xe.

Phim cách nhiệt Inmax với công nghệ phún xạ kim loại quý hiếm tạo ra các lớp hạt nano siêu nhỏ đem lại công dụng cản nhiệt tối ưu và 100% không cản sóng VETC, VDTC, 4G, Wifi và không cản bất kỳ một loại sóng điện từ nào ở mọi địa hình.

3.3. VETC dán kính hay đèn tốt hơn?

Công dụng đem tới của cả 2 vị trí thẻ này là như nhau. Cả hai vị trí đều sử dụng thẻ có hai bộ phận là chip lưu mã định danh xe và mạch ăng ten nhận tín hiệu, dù dán ở đèn hay kính xe thì đầu đọc vẫn có thể dễ dàng quét mã.

Nhiều người cho rằng dán ở đèn xe thì thẻ sẽ kém bền hơn vì độ nóng của đèn và tác động của môi trường, thời tiết sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thẻ. Tuy nhiên, điều nay chưa được kiểm chứng và có căn cứ rõ ràng về độ bền của thẻ. Nếu muốn gắn thẻ trên mặt kính trong xe cho an tâm, bạn phải sử dụng phim cách nhiệt loại tốt với công nghệ nano không cản sóng.

4. Địa điểm dán VETC miễn phí? Cách thức nạp tiền? Mức xử phạt?

4.1. Dán thẻ VETC ở đâu?

Theo khoản 2, điều 9, quyết định 19/2020/QĐ-TTg, các phương tiện có thể thực hiện việc gắn thẻ thu phí không dừng tại:

  1. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại lần kiểm định gần nhất
  2. Các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền
  3. Ngay khi qua trạm thu phí ETC

Theo đó, khi đến điểm dán thẻ thu phí không dừng ở bất kỳ đâu, chủ xe cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp.
  2. Giấy đề nghị mở tài khoản theo form mẫu có sẵn trên website/ app ePass hoặc biểu mẫu đăng ký tại các điểm làm thẻ của VDTC.
  3. Số CV/QĐ (Nếu là cơ quan nhà nước)
  4. CMT/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu (Người đại diện hoặc người được ủy quyền): Bản photo hoặc bản sao công chứng còn hiệu lực.
  5. Giấy ủy quyền (Nếu không phải là người đại diện).
  6. Đăng ký xe: Bản gốc hoặc bản sao có công chứng và còn hiệu lực.
  7. Đăng kiểm xe: Bản gốc hoặc bản sao có công chứng và còn hiệu lực.
  8. Giấy vay ngân hàng: nếu là xe trả góp cần có xác nhận từ phía ngân hàng.

Ngoài ra, các chủ phương tiện có thể thực hiện đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC tại nhà đối với thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam hoặc thẻ e-Tag của VETC của Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Các đơn vị trên đang hỗ trợ miễn phí dán thẻ thu phí tự động cho khách hàng lần đầu kích hoạt tài khoản thu phí không dừng. Đối với khách hàng dán thẻ lần 2 trở đi thì mức phí là 120.000 đồng/thẻ.

4.2. Cách thức nạp tiền vào thẻ VETC? Mức phạt?

Trước hết, các tài xế sau khi dán thẻ phải nạp tiền vào tài khoản thu phí tự động.

Chủ xe có thể nạp tiền trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, nộp tiền vào ứng dụng trên website, hoặc thanh toán qua những app ví điện tử như Momo hay ViettelPay.

Có một điểm hay đối với thẻ VETC là, VETC đã liên thông với các ngân hàng Vietcombank, BIDV, MB và Agribank. Nếu chủ phương tiện có tài khoản ngân hàng nêu trên, tài khoản này sẽ được liên thông với tài khoản VETC và được nạp tiền tự động, rất tiện tránh tình trạng quên nạp tiền và bị phạt.

Trường hợp xe có dán thẻ ETC nhưng không đủ điều kiện, như số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả phí khi qua làn ETC mà vẫn cố tình đi vào, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

5. Thu phí không dừng – Những hạn chế đã dừng chưa?

Dịch vụ thu phí không dừng thông minh là thế, tiện ích và tiết kiệm thời gian là thế. Tuy nhiên, vẫn còn một số những mặt hạn chế, những tình trạng không tốt của hình thức này khi được đưa vào triển khai hoạt động chính thức.

Cụ thể, nhiều chủ xe lên tiếng rằng gặp những lỗi như xe không qua trạm vẫn bị trừ tiền, xảy ra cả trường hợp trừ phí đến 2 lần khi đi qua trạm. Người ta nói “hiện đại thì hại điện”, lỗi thẻ vẫn có thể xảy ra khiến chủ xe mệt mỏi chờ đợi, khó chịu khi mất thời gian giải thích và trình báo, cuối cùng nhân viên thông báo lỗi là do máy không nhận được thẻ và phải thu phí thủ công.

Hình thức thu phí tự động không dừng này còn xảy ra những trường hợp dở khóc dở cười, một số ô tô mang biển giả, sửa biển số khiến hệ thống không nhận dạng được, nhân viên thu phí phải nhập bằng tay nên xảy ra tình trạng sai sót, không chuẩn xác. Có trường hợp trừ tiền 2 lần được giải thích là do hệ thống nhận diện chậm, barie chưa mở, nhân viên thu phí sợ ùn tắc xe nên đã nhập thông tin xe vào hệ thống nên chiếc xe bị trừ tiền lần thứ 2. Những trường hợp này thường sẽ được hoàn tiền rất nhanh.

Còn nhiều những điểm yếu ở hình thức thu phí tự động không dừng là thế, tuy nhiên, đó là những yếu điểm có thể khắc phục trong thời gian ngắn, hãy nhìn vào những ưu điểm để thấy công nghệ số đã giúp chúng ta như thế nào trong quá trình thu phí. Hãy ủng hộ sự cải tiến này, tin vào những cải tiến hoàn hảo hơn trong thời gian tới đến từ các đơn vị thi công.

Bài viết trên là những thông tin thú vị về hình thức thu phí tự động không dừng. Giải đáp cho những thắc mắc về vị trí VETC dán kính hay đèn tốt hơn. Rất mong những kiến thức chi tiết vừa rồi giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tra cứu. Mọi thắc mắc và góp ý, xin quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp qua website phim cách nhiệt Mỹ Inmax: inmax.vn

Đánh giá bài viết

Recent Posts

Giảm lóa lên đến 55%

Dữ liệu đang được cập nhật!!!

3 năm ago

Ngăn chặn 99,9% tia UV

Dữ liệu đang được cập nhật!!!

3 năm ago

Độc quyền công nghẹ keo 200 lớp

Dữ liệu đang được cập nhật!!!

3 năm ago

Cản tia hồng ngoại, cách nhiệt tối đa

Với phim cách nhiệt cao cấp 3M InMax Hồng ngoại thì dù ngoài trời có…

3 năm ago

Loại bỏ 95% tia hồng ngoại

Dữ liệu đang được cập nhật!!!

3 năm ago

Không cản sóng, duy trì kết nối 3G

Dữ liệu đang được cập nhật!!!

3 năm ago