Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Nên học bằng nào?

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Đây là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc khi đang có nhu cầu học lái xe. Bởi thực tế, hai loại bằng này đều khá phổ biến tại Việt Nam, nhưng theo quy định, chúng có những sự khác biệt rõ rệt về thời gian đào tạo, loại phương tiện được phép điều khiển, và mục đích sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ so sánh chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu của mình.

BANG-LAI-XE-B1-VA-B2-CO-GI-KHAC-NHAU
Sự khác biệt giữa bằng B1 và B2 về thời gian đào tạo và phương tiện điều khiển

B1 và B2 khác nhau chỗ nào về thời gian đào tạo và mục đích sử dụng?

Thông tư 04/2022/TT-BGTVT và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã cung cấp các thông tin quan trọng về thời gian đào tạo, loại phương tiện được phép điều khiển và thời hạn hiệu lực, giúp bạn dễ dàng phân biệt bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau.

Mục đích sử dụng bằng B1 và B2

Mục đích sử dụng của hai loại bằng này là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định nên học bằng nào. Nếu bạn chỉ có nhu cầu lái xe cho mục đích cá nhân, di chuyển gia đình hoặc lái xe cho những hành trình riêng, thì bằng B1 là lựa chọn phù hợp. Bằng này đặc biệt thích hợp với những người không muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải.

Ngược lại, nếu bạn muốn trở thành tài xế chuyên nghiệp, có nhu cầu tham gia vào các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa hoặc dịch vụ taxi, thì bằng B2 là lựa chọn bắt buộc. Với bằng B2, bạn có thể điều khiển xe với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả việc lái xe cho các công ty dịch vụ hoặc tự mình kinh doanh.

Tóm lại, với bằng B2 và B1 khác nhau chỗ nào, chính là nằm ở việc bằng B2 cho phép bạn sử dụng xe với mục đích kinh doanh​, trong khi B1 thì không. 

Xem thêm: Bằng B1 lái xe gì?

Thời gian đào tạo của bằng B1 và B2

Mỗi loại bằng lái xe đều có chương trình đào tạo riêng, được thiết kế phù hợp với mức độ sử dụng và yêu cầu của từng loại. Do bằng lái B1 và B2 yêu cầu lượng kiến thức và kỹ năng lái xe khác nhau, nên thời gian đào tạo giữa chúng cũng không giống nhau. Xét về độ dài khóa học, từ ngắn đến dài, lần lượt là bằng B1 số tự động, B1 số sàn, và B2.

THOI-GIAN-DAO-TAO-BANG-LAI-XE-B1-VA-B2
Thời gian đào tạo của bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau?

Cụ thể, so sánh bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau về thời gian đào tạo được quy định tại Khoản 7, Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT ban hành ngày 22/4/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau: 

  • Hạng B1 số tự động: 476 giờ, bao gồm 136 giờ học lý thuyết và 340 giờ thực hành lái xe.
  • Hạng B1 số sàn: 556 giờ, trong đó có 136 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe.
  • Hạng B2: 588 giờ, bao gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe.

Bằng lái xe B1 và B2 khác nhau chỗ nào về loại phương tiện điều khiển?

B1 và B2 khác nhau chỗ nào về loại phương tiện? Theo đó, sự khác biệt rõ rệt giữa bằng B1 và B2 là loại phương tiện mà mỗi loại bằng cho phép người lái điều khiển.

Loại bằng Loại phương tiện điều khiển Phạm vi sử dụng
Bằng lái xe B1 Các loại xe (xe số tự động, xe số sàn) dưới 9 chỗ ngồi và xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn Cá nhân hoặc gia đình, không thể tham gia lái xe taxi, xe tải chở hàng, hoặc các loại xe dịch vụ khác.
Bằng lái xe B2 Xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.
  • Cá nhân hoặc gia đình.
  • Kinh doanh (lái xe taxi, xe dịch vụ hoặc xe tải phục vụ mục đích phương mại)

Tìm hiểu thêm các loại xe cơ giới tại Việt Nam: Tổng quan về xe cơ giới và phân loại chi tiết

Bằng B2 và B1 khác nhau gì về thời hạn GPLX?

Theo quy định tại Điều 17, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của bằng lái xe hạng B1 và B2 có sự khác biệt rõ rệt:

– Đối với hạng B1 số tự động và B1 số sàn:

  • Nếu người lái xe dưới 45 tuổi (nữ) hoặc dưới 50 tuổi (nam), bằng lái sẽ có hiệu lực từ ngày cấp cho đến khi người lái đủ 55 tuổi (đối với nữ) hoặc 60 tuổi (đối với nam).
  • Nếu người lái xe đã trên 45 tuổi (nữ) hoặc trên 50 tuổi (nam), bằng lái sẽ có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp.
BANG-LAI-XE-B1
Bằng lái B1 có hiệu lực từ ngày cấp cho đến khi người lái đủ 55 tuổi (đối với nữ) hoặc 60 tuổi (đối với nam).

– Đối với hạng B2: Bằng lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp, áp dụng cho cả nam và nữ, không phụ thuộc vào độ tuổi. Khi hết hạn, người lái cần tham gia kiểm tra để gia hạn.

BANG-LAI-XE-B2
Bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp

Nên học bằng B1 hay B2?

Việc lựa chọn “Nên học bằng B1 hay B2” phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và mục đích sử dụng xe của mỗi người. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn quyết định:

Nếu bạn chỉ có nhu cầu lái xe cho cá nhân hoặc gia đình: Bằng lái B1 là lựa chọn tốt nhất. Bằng B1 đơn giản hơn, thời gian học ngắn hơn, và không yêu cầu nhiều kỹ năng vận tải phức tạp. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn học bằng B1 số tự động nếu bạn chỉ muốn lái xe số tự động, giúp việc lái xe trở nên dễ dàng hơn.

Nếu bạn muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải: Bằng B2 là lựa chọn bắt buộc. Bằng này không chỉ mở rộng phạm vi điều khiển phương tiện, mà còn giúp bạn có cơ hội tham gia vào các công việc lái xe chuyên nghiệp như lái taxi, lái xe tải, hoặc xe dịch vụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần sẵn sàng cho quá trình học tập và đào tạo lâu dài hơn.

Ngoài ra, khi xem xét việc lựa chọn giữa hai loại bằng này, bạn cũng nên cân nhắc yếu tố chi phí và thời gian. Việc học bằng lái B2 thường đòi hỏi nhiều chi phí hơn do thời gian đào tạo dài hơn và yêu cầu kỹ năng lái xe cao hơn. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng xe với mục đích kinh doanh hoặc vận tải trong tương lai, thì việc đầu tư học bằng B2 từ sớm sẽ là quyết định khôn ngoan.

Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau từ năm 2025?

Thay đổi mới: Từ 2025, Bằng B1 không được lái xe ô tô
Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau sẽ rõ ràng hơn khi từ 2025, Bằng B1 không được lái xe ô tô

Từ ngày 1/1/2025, bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau sẽ trở nên rõ rệt hơn khi bằng B1 có sự thay đổi lớn về loại phương tiện mà người sở hữu có thể điều khiển.

Theo đó, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ năm 2024, với quy định bằng B1 sẽ không còn cho phép lái xe ô tô mà chỉ cấp cho người điều khiển mô tô ba bánh và các loại xe thuộc phạm vi giấy phép lái xe hạng A1. Cụ thể như sau:

  • Mô tô ba bánh: Đây sẽ là phương tiện chính mà người có giấy phép lái xe hạng B1 sẽ được phép điều khiển từ năm 2025.
  • Mô tô hai bánh: Người có bằng B1 mới cũng có thể điều khiển mô tô hai bánh với dung tích xi-lanh tối đa 125 cm³ hoặc động cơ điện không vượt quá 11 kW.

Đối với những người đã có bằng lái xe B1 trước ngày 1/1/2025, họ vẫn có thể tiếp tục sử dụng bằng hiện tại. Tuy nhiên, khi bằng B1 hết hạn, họ sẽ cần thi sát hạch để được cấp bằng B nhằm tiếp tục lái xe ô tô.

Tìm hiểu chi tiết về quy định GPLX B1 không được lái ô tô từ năm 2025 tại đây

Tổng kết lại, từ năm 2025, bằng lái xe B1 và B2 sẽ có sự khác biệt rõ ràng về loại phương tiện được phép điều khiển. Cụ thể bằng B1 sẽ không còn giá trị cho việc lái ô tô, trong khi bằng B2 vẫn duy trì quy định như cũ. Vậy “Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của độc giả. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu và mục tiêu của mình để chọn loại bằng phù hợp nhất.

Truy cập website Inmax.vn để tìm hiểu về: Phim cách nhiệt & Phim bảo vệ sơn PPF giúp bảo vệ toàn diện cho xe hơi. 

Đánh giá bài viết
                           
Tác giả : Hải Đào
                   
                   
1900 8113