Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là bao nhiêu?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ ràng về hình phạt nồng độ cồn cho người điều khiển xe máy, trong số đó mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là thu hồi giấy phép lái xe (bằng lái) trong 2 năm. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về các mức phạt này, bài viết dưới đây của INMAX sẽ cung cấp những thông tin chi tiết. Mời bạn theo dõi!
Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, rượu bia có liên quan đến khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong. Số liệu cũng cho biết, trong 100 nạn nhân chết do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia thì gần 60% là người điều khiển xe máy. Hiện nay, tình trạng uống rượu bia không kiểm soát, lái xe máy sau khi uống rượu bia là một vấn đề đáng báo động. Do đó, việc đưa ra mức phạt nồng độ cần xe máy cao nhất là giải pháp vô cùng thiết thực.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất hiện nay
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bao nhiêu tiền
Dựa trên quy định tại điểm c, khoản 6, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm c, khoản 7, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e, khoản 8, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất khi trong máu hoặc hơi thở có chứa cồn được quy định như sau:
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở không quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc không quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bằng tiền là: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc từ 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bằng tiền là: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc trên 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bằng tiền là: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Vì vậy, người điều khiển xe máy có thể bị phạt mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất tới 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức cho phép theo quy định của pháp luật.
Tước bằng lái xe khi vi phạm mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất
Dựa trên quy định tại khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất sẽ bị tước bằng lái xe trong một thời gian nhất định, cụ thể:
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Trường hợp nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, nếu người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Không chỉ phải nộp phạt tiền, mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là bị tước bằng lái xe trong khoảng thời gian từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Đây là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn do say rượu.
Tạm giữ xe khi vi phạm mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất
Tạm giữ phương tiện là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Khi người điều khiển phương tiện vi phạm mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ phương tiện của người vi phạm trong thời hạn không quá 07 ngày trước khi ban hành quyết định xử phạt.
Lưu ý: Trường hợp phương tiện giao thông bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ cụ thể, có nơi để xe, bảo vệ xe hoặc có khả năng tài chính để đặt cọc tiền bảo lãnh thì có thể được giữ xe dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất với các trường hợp đặc biệt
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất đối với xe chạy bằng điện
Để bảo đảm an toàn giao thông, Chính phủ nước ta đã ban hành các quy định mới về mức xử phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất cho người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở:
– Nếu nồng độ cồn không quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở, mức phạt sẽ là 80.000 – 100.000 VNĐ.
– Nếu nồng độ cồn từ 50 – 80mg/100ml máu hoặc từ 0,25 – 0,4mg/l khí thở, mức phạt sẽ là 200.000 – 300.000 VNĐ.
– Nếu nồng độ cồn trên 80mg/100ml máu hoặc trên 0,4mg/l khí thở, mức phạt sẽ là 400.000 – 600.000 VNĐ.
Đây là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn những tai nạn giao thông do người lái xe có nồng độ cồn cao gây ra. Xe đạp điện, xe máy điện có tốc độ không thua kém xe mô tô, xe gắn máy, nên việc kiểm soát nồng độ cồn của người lái xe là rất quan trọng. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ của nước ta.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất khi ăn hoa quả, thực phẩm lên men
Một số thực phẩm khác ngoài rượu, bia cũng có thể để lại chất cồn trong cơ thể người, như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm… Tuy nhiên, lượng cồn này rất ít và khó có thể phát hiện được bằng máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, do điều kiện sức khỏe, do mắc bệnh tự lên men rượu trong ruột, có một số trường hợp có nồng độ cồn cao sau khi ăn các thực phẩm lên men.
Mặc dù vậy, người tham gia giao thông không cần quá lo ngại về việc bị xử phạt nồng độ cồn sau khi ăn hoa quả, thực phẩm lên men. Bởi theo quy định, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm khi có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở do uống rượu, bia.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, Cảnh sát giao thông cũng đã được hướng dẫn, với những trường hợp xác định là không cố ý có nồng độ cồn không phải do uống rượu bia, khi đó người vi phạm có thể yêu cầu nghỉ ngơi, thổi lại nồng độ cồn trong hơi thở hoặc có thể yêu cầu chuyển sang xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Cảnh sát giao thông cũng khẳng định, công dân có quyền giải trình về hành vi của mình. Do vậy, nếu không uống rượu, bia mà bị phát hiện có nồng độ cồn, tài xế cần trình bày nguyên nhân và xin được nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút sau đó thổi lại nồng độ cồn hoặc xin được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cồn.
Do lượng cồn từ hoa quả lên men sau khi ăn rất nhỏ và được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần nghỉ ngơi một chút rồi thổi lại nồng độ cồn sẽ cho kết quả bằng 0. Hoặc như với phương án xét nghiệm máu, do lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp nên kết quả xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho kết quả bằng 0. Nhờ vậy, tài xế sẽ không bị xử phạt.
Tóm lại, việc điều khiển xe máy khi uống rượu bia là một hành động vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn thân và của toàn xã hội. Vì vậy, người dân tuyệt đối không điều khiển xe máy khi đã uống rượu bia để tránh vi phạm pháp luật và bảo đảm an toàn giao thông! Hy vọng những thông tin mà INMAX tổng hợp trong bài viết trên đây có ích với bạn đọc, nếu có bất kỳ góp ý hoặc thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết này!
Tôi là Vũ Minh Nhật, là chuyên viên Content Creator của Inmax.vn – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm Phim cách nhiệt (Automotive Window Film) và Phim bảo vệ sơn xe ô tô (PPF – Paint Protection Film) tại Việt Nam. Với nền tảng kiến thức vững chắc, niềm yêu thích và đam mê sâu sắc với nền công nghiệp ô tô, tôi luôn nỗ lực mang đến cho độc giả những bài viết chất lượng, bổ ích và chính xác nhất về các sản phẩm và dịch vụ của Inmax. Tôi hy vọng rằng những nội dung do tôi biên soạn sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích nhất và những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các sản phẩm của Inmax.