Tia UV có thể xuyên qua những gì? Giải pháp ngăn chặn tia UV hiệu quả nhất
Tia UV là kẻ thù số 1 của làn da và mắt con người, liệu ở trong phòng kín có tia UV không? Tia UV có thể xuyên qua những gì? Cách ngăn chặn tia UV hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết.
1. Khái niệm về tia UV
1.1. Tia UV là gì?
Tia UV (Ultraviolet) hay còn được gọi với những cái tên quen thuộc hơn là tia tử ngoại hoặc tia cực tím. Đây là tia năng lượng từ mặt trời. Tia UV đem lại cả những công dụng và tác hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên hầu hết tác hại gây ra được đánh giá là rất nguy hiểm nếu chúng ta chủ quan và không biết cách phòng vệ. Tia UV gây ảnh hưởng xấu tới đặc biệt là đối với da và mắt, gây xạm đen, bỏng da và thậm chí là ung thư da. Đối với mắt có thể làm đục thủy tinh thế, viêm kết giác mạc và các tổn thương khác về mắt.
1.2. Tác hại của tia UV
- Cháy nắng: Đây là hiện tượng thường gặp phải khi da của bạn tiếp xúc với tia UV trong một khoảng thời gian dài, tùy vào độ nhạy cảm của da mà có thể xảy ra các hiện tượng: đỏ, rộp, rát da.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Tia UV còn có thể gây ra hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch ở người nếu tiếp xúc với nó trong khoảng một thời gian dài. Đó là lý do đi nắng nhiều sẽ khiến cho chúng ta dễ bị ốm và dễ bị các bệnh cảm như cúm mùa, sốt mệt.
- Các bệnh về mắt: Tia cực tím gây ra các tình trạng xấu và bệnh nguy hiểm về mắt nhưu chảy nước mắt, nặng hơn có thể đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.
- Ung thư da: Dấu hiệu xảy ra có thể kể tới như viêm loét, nốt ruồi, chảy máu, mụn nhọt xuất hiện bất thường.
- Gây ra sự biến đổi, lão hóa da: đồi mồi, nếp nhăn, tàn nhang, nám, thâm, da khô, chảy xệ, thiếu đàn hồi,…
2. Tia UV có thể xuyên qua những gì?
Để trả lời cho thắc mắc tia UV có thể xuyên qua những gì. Trước tiên chúng ta cần biết kiến thức về các bước sóng của tia UV. Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ có mức độ tác hại khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người:
- Tia UVA (380 – 315nm): là bước sóng có thể xuyên qua được các tầng mây mù và không khí. Chính vậy, tia UVA gây ra những tác động lâu dài, có thể khiến cho da bị chảy xệ, nhăn nheo và lão hoá. Thậm chí nếu bạn bị tiếp xúc lâu có thể gây ra ung thư
- Tia UVB (315 – 280nm): là bước sóng có khả năng xuyên qua tầng ozon và khí quyển bảo vệ trái đất. Tia UVB gây ra các hiện tượng say nắng, tổn thương, làm xạm đen và bỏng da. Bạn có thể thấy tác hại rất nhanh chóng của tia UVB
- Tia UVC (280 – 100nm): Đây là bước sóng tia UV có nuồn năng lượng cao nhất, gây ra những tác hai nguy hiểm nhất như ung thư da và hoại tử. Tầng Ozone là thứ bảo vệ con người và trái đất khỏi những tác hại của tia UVC này. Đó là vai trò quan trọng của tầng ozone – thứ lá chắn hiện nay đang bị tổn thương nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trưởng
Tia cực tím có thể xuyên qua tường không?
Câu trả lời KHÔNG. Tia cực tím không thể xuyên qua bê tông.
Tia cực tím có thể xuyên qua kính xe không?
Câu trả lời là CÓ. Những loại kính trong suốt hầu như không có một tác động nào trong việc ngăn cản tia UV. Tia UV có thể xuyên qua thủy tinh một cách dễ dàng.
3. Giải pháp tối ưu ngăn chặn tia UV
Sau khi đã đi tìm hiểu “Tia UV có thể xuyên qua những gì?”, cùng đến với những giải pháp tối ưu ngăn chặn tia UV
- Sử dụng phim cách nhiệt cho ô tô: Vừa có công dụng cản nhiệt vừa có tác dụng ngăn cản hầu hết tác hại của tia UV. Phim cách nhiệt được đánh giá là giải pháp tối ưu trong việc cản các tia năng lượng tới từ mặt trời. Thương hiệu phim cách nhiệt Inmax dành cho xe hơi có xuất xứ từ Hoa Kỳ, sở hữu độc quyền công nghệ chống nóng tân tiến nhất hiện nay mang tên phún xạ kim loại cơ chế phản xạ nhiệt, đem lại hiệu quả cản nhiệt tối ưu và công năng cản tia UV lên tới 99,99%.
- Sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng là giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn cản tia UV gây tác động xấu lên da. Kem chống nắng có tác dụng ngăn chặn cả tia UVA và UVB, nên lựa chọn sử dụng dòng kem chống nóng có chỉ số SPF từ 35 trở lên (thông thường là 50) và có các thành phần như Kẽm oxit, Titanium dioxide, …
- Sử dụng áo chống nắng, kính râm: Lựa chọn áo chống nắng có công nghệ vải nhuộm làm chệch hướng tia UV sẽ cho hiệu quả tốt hơn cho việc bảo vệ da, Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 – 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh. Hiện nay, kính cận trong suốt cũng đã có khả năng tích hợp công nghệ cản tia UV rất hữu hiệu
4. Những lời khuyên từ chuyên gia
- Không tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều vì đây là khoảng thời gian cường độ tia UV mạnh nhất.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi phải luôn được tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
- Chú ý đến chỉ số UV trong ngày qua tin tức thời tiết: Đây là thông số cho thấy mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với tia cực tím vào thời điểm cụ thể trong ngày. Chỉ số UV thường được trung tâm dự báo thời tiết đo đạc chính xác và thông báo cho người dân phòng tránh. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ của tia UV đang rất lớn gây nguy hiểm hạn chế ra ngoài trời.
- Hãy chú ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia UV gây hại, cũng gây ra tác hại lớn cho làn da và mắt của bạn
- Bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C, giúp hạn chế các tác động có hại từ tia cực tím
- Cần biết tác dụng phụ của một số thuốc khiến cơ thể nhạy cảm hơn với năng lượng từ mặt trời. Các thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc trị tăng huyết áp và một số loại thuốc hóa trị.
- Không sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ nhuộm da bánh mật rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo cường độ cao.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên mỗi khi ra ngoài hay ngồi trong nhà kính nhiều ánh sáng, ngay cả khi trời râm nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính.
- Sử dụng son dưỡng môi có chỉ số SPF từ 30 trở lên
- Kết hợp cả việc sử dụng kem chống nắng và uống thuốc chống năng, vitamin E
5. Bảo vệ môi trường – Bảo vệ tầng Ozone – Bảo vệ chính bản thân
Có thể nói tầng Ozone từ trước đến nay luôn là lớp phòng vệ quan trọng và hiệu quả số 1 để bảo vệ trái đất và con người khỏi những tác hại kinh hoàng nhất của tia năng lượng UV đến từ mặt trời.
Tuy nhiên hiện nay, loài người với các hoạt động sinh hoạt và sản xuất “không màng tương lai” đã tạo ra lượng khí thải độc hại khổng lồ – kẻ thù số 1 của tầng ozone như Metan, Co2,…. Từ đó gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính cùng sự nóng lên của trái đất. Những tác nhân này gây ảnh hưởng xấu rất nhiều đến “tấm khiên bảo vệ” hành tinh xanh. Minh chứng là các nhà khoa học đã phát hiện những lỗ thủng khổng lồ, lớn đến mức có thể đe dọa một nửa thế giới được phát hiện tại Nam Cực và các vùng nhiệt đới. Việc tầng ozone bị tổn hại nghiêm trọng khiến bức xạ của tia cực tím dễ dàng “tấn công” vào bề mặt trái đất, tăng nguy cơ ung thư da và các tình trạng xấu khác như đục thủy tinh thể, hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu. Từ đó hiệu ứng domino gây ra các dịch bệnh hoành hành trên quy mô toàn cầu.
Trong thời kỳ đại dịch toàn cầu vừa rồi dẫn tới xã hội giãn cách, hoạt động sản xuất và di chuyển tạo ra khí thải của con người giảm sút đáng kể và hệ quả là tầng ozone đã kịp hồi phục, lỗ thủng lớn nhất của tấm khiên bảo vệ trái đất đã đóng lại, các nhà khoa học phát hiện ra “tấm khiên” này thậm chí còn có tác dụng đánh bại và “vô hiệu hóa” virus corona. Vui vì lá chắn bảo vệ đã trở lại, thế giới lại một lần nữa được trao cơ hội bảo vệ tầng ozone. Nhưng buồn vì đại dịch và nỗi lo cho tương lai hậu đại dịch, liệu tầng ozone có một lần nữa đứng trước nguy cơ bị đe dọa?.
Tất cả phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân nhỏ trên trái đất. Thành công luôn bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Mỗi người hãy cùng hành động chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozone trong những hành động nhỏ bé nhất. Hãy nhớ bảo vệ trái đất là đang bảo vệ chính bản thân và tương lai của thế hệ sau này.
6. Một số thắc mắc về tia UV
Trời nhiều mây, không thấy nắng thì có tia UV không?
Câu trả lời Tia Uv có thể xuyên qua mây, nên dù trời nhiều mây, trông có vẻ râm mát nhưng vẫn tồn tại tia UV có thể gây hại cho da của bạn
Tia UV ở Việt Nam có gay gắt không?
Do Việt Nam là một nước nhiệt đới nên tia UV đặc biệt là vào mùa hạ trong năm sẽ rất gay gắt. Chỉ số tia UV trong ngày đã từng đo được ở Việt Nam lên tới mức 12, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người
Tia UV sẽ giảm hiệu ứng sau 4h chiều?
Đúng vậy, hiệu ứng từ tia UV sẽ mạnh nhất từ 9h sáng đến 3h chiều. Sau đó giảm dần
Ban đêm có tia UV không?
Theo nghiên cứu, Tia UV được cho là hoạt động 24/24 theo chu kỳ của mặt trời. Khía cạnh thời gian trong ngày chỉ ảnh hưởng đến cường độ của tia UV. Kết luận lại, ban đêm vẫn có tia UV nhưng cường độ của nó yếu và không gây nguy hiểm ngay tức thì.
Tắm nắng vào thời gian nào trong ngày tốt nhất?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, thời điểm từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và là lúc tận dụng những lợi ích của tia UV từ việc tắm nắng
Bài viết trên là giải đáp cho những thắc mắc của độc giả về chủ đề “Tia UV có thể xuyên qua những gì?“. Bên cạnh đó là những thông tin về tia UV và giải pháp ngăn chặn tia UV. Rất mong những kiến thức trong bài giúp ích được cho độc giả trong quá trình tra cứu. Mọi thắc mắc xin quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp qua website của thương hiệu phim cách nhiệt Mỹ: Inmax.vn
Tôi là Vũ Trường Sơn. Có đam mê và thích thú tìm hiểu với ngành công nghiệp ô tô nói chung và ngành nội thất ô tô nói riêng. Hiện tôi đang làm việc tại InMax Việt Nam – thương hiệu phim cách nhiệt Mỹ đi tiên phong trong công nghệ phản xạ nhiệt tại thị trường Việt Nam. Với những chia sẻ từ kiến thức của mình, tôi mong muốn đem lại những thông tin giá trị và hữu ích ở lĩnh vực xe hơi tới độc giả. Từ đó, cũng mong chúng ta có thể thảo luận và chia sẻ những kiến thức và những câu chuyện thực tế cùng nhau qua bài viết.