ADAS là gì? Tìm hiểu hệ thống hỗ trợ lái xe chuẩn ADAS
ADAS đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi của ngành công nghiệp ô tô. Do đó, ADAS là gì nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người dùng xe hơi. Không chỉ bởi công nghệ này giúp nâng cao mức độ an toàn mà còn mang lại trải nghiệm lái xe tốt hơn thông qua các tính năng thông minh. Hãy cùng Inmax tìm hiểu sâu hơn về hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến này trong bài viết dưới đây.
ADAS là gì?
Khái niệm
ADAS là gì? Đây là tên viết tắt của Advanced Driver Assistance Systems, có nghĩa là hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao. Công nghệ này được thiết kế để tự động hóa, thích ứng và nâng cao khả năng của phương tiện nhằm giúp người lái có thể điều khiển xe an toàn hơn.
Nguyên lý hoạt động
ADAS sử dụng các cảm biến lắp đặt trên xe, bao gồm radar sóng milimet, lidar, camera đơn và vệ tinh, để liên tục cảm nhận môi trường xung quanh trong quá trình lái xe. Hệ thống này thực hiện xác định, phát hiện và theo dõi các đối tượng tĩnh và động, đồng thời kết hợp dữ liệu bản đồ điều hướng để tính toán và phân tích tình hình. Khi phát hiện các mối nguy hiểm tiềm tàng, ADAS sẽ cảnh báo người lái hoặc thậm chí can thiệp trực tiếp một cách chính xác, nhanh chóng theo thời gian thực để tránh rủi ro tai nạn giao thông.
Chức năng của ADAS
Chức năng của cảnh báo ADAS là gì? Theo đó, hệ thống ADAS bao gồm một loạt các công nghệ như hệ thống phanh tự động khẩn cấp, cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo va chạm, điều khiển hành trình tự động, hệ thống giám sát điểm mù và nhiều tính năng khác.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm An toàn Đường bộ Hoa Kỳ, ADAS đã được chứng minh là có khả năng giảm tỷ lệ tai nạn giao thông đáng kể. Các chức năng cảnh báo thông minh như cảnh báo va chạm phía trước, cảnh báo đi lệch làn đường, phát hiện tài xế buồn ngủ, kiểm soát đổ đèo, và hệ thống nhìn ban đêm giúp giảm thiểu khả năng mắc lỗi của tài xế.
Nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống tránh va chạm có thể giảm tới 27% số vụ tai nạn từ phía sau, hệ thống cảnh báo đi lệch làn đường có thể giảm 21% số vụ tai nạn giao thông thương vong,….
Công nghệ ADAS không ngừng phát triển và ngày càng trở nên thông minh hơn, chứng minh rằng nó sẽ là một phần thiết yếu của các dòng xe hiện đại.
Tìm hiểu thêm thông tin về ADAS: What is ADAS (Advanced Driver Assistance Systems)?
Các tính năng của hệ thống ADAS trên xe ô tô
Tính năng ADAS là gì? Công nghệ hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) không chỉ mang đến những tiện ích vượt trội mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ an toàn khi tham gia giao thông. Hệ thống này cung cấp các cảnh báo thông minh, giúp người lái xử lý hiệu quả hơn trong mọi tình huống trên đường. Trong lĩnh vực ADAS, có hai loại chính: ADAS chủ động và ADAS bị động. Sự khác biệt chính nằm ở vai trò và chức năng tương ứng của chúng.
Trong khi ADAS chủ động có cách tiếp cận chủ động để tăng cường an toàn, ADAS thụ động đóng vai trò là lớp nhận thức và hỗ trợ bổ sung, giúp người lái xe được thông báo và hỗ trợ ra quyết định. Cùng nhau, hai loại ADAS này góp phần mang lại trải nghiệm lái xe an toàn và hiệu quả hơn.
Dưới đây là chi tiết về hệ thống tính năng công nghệ ADAS phổ biến, đảm bảo sự an toàn tối đa khi lái xe:
Tính năng hệ thống ADAS chủ động
Hệ thống ADAS chủ động bao gồm các công nghệ tiên tiến có khả năng tự động can thiệp khi phát hiện nguy cơ, điển hình như:
- Phanh khẩn cấp tự động (AEB): Tính năng AEB là một trong những thành tựu của công nghệ AI ADAS, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách. Sử dụng cảm biến và camera để theo dõi môi trường xung quanh, AEB có thể tự động phát hiện các chướng ngại vật phía trước và kích hoạt phanh khi cần, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra va chạm.
- Hệ thống kiểm soát làn đường (LKA): Giúp xe duy trì vị trí ổn định trong làn đường bằng cách tự động điều chỉnh tay lái hoặc cảnh báo khi xe có dấu hiệu lệch làn. Sử dụng dữ liệu từ camera và cảm biến để theo dõi vạch kẻ đường, tính năng này đảm bảo xe luôn di chuyển đúng hướng, giúp người lái tập trung và an toàn hơn trên mọi hành trình.
- Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC): Công nghệ tự động điều chỉnh tốc độ xe để duy trì khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước. Khi được kích hoạt, hệ thống này không chỉ giữ tốc độ mà người lái đã chọn mà còn tự động giảm tốc nếu phát hiện xe phía trước di chuyển chậm hơn. Khi đường thông thoáng, ACC sẽ tự động tăng tốc lại mà không cần người lái can thiệp, mang đến trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái.
Tính năng hệ thống ADAS bị động
Ngược lại với hệ thống chủ động, hệ thống ADAS bị động tập trung vào việc giám sát và cảnh báo người lái về các nguy cơ tiềm ẩn mà không can thiệp trực tiếp vào việc điều khiển xe. Dù không trực tiếp tác động, nhưng các hệ thống này đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giúp người lái nhận biết và phản ứng kịp thời trước những tình huống nguy hiểm. Một số tính năng tiêu biểu của hệ thống này bao gồm:
- Cảnh báo va chạm phía trước (FCW): Với công nghệ cảm biến tiên tiến, hệ thống FCW liên tục giám sát tốc độ và khoảng cách với xe phía trước. Khi phát hiện nguy cơ va chạm, hệ thống sẽ ngay lập tức đưa ra cảnh báo, giúp người lái có thể giảm tốc độ hoặc chuyển hướng kịp thời.
- Cảnh báo va chạm phía sau (RCW): Tính năng cảnh báo nguy cơ va chạm từ phía sau xe, giúp người lái có thể chủ động phản ứng và tránh những tình huống nguy hiểm không mong muốn.
- Cảnh báo lệch làn đường (LDW): Thông qua camera tích hợp, hệ thống LDW theo dõi vị trí của xe trên đường. Khi phát hiện xe bắt đầu lệch khỏi làn mà không có tín hiệu báo rẽ, hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức để người lái điều chỉnh hướng đi.
- Cảnh báo khoảng cách an toàn (HMW): Hệ thống này sử dụng cảm biến để đo đạc khoảng cách giữa xe của bạn và phương tiện phía trước. Khi khoảng cách trở nên nguy hiểm, hệ thống sẽ cảnh báo, giúp duy trì khoảng cách an toàn và tránh phanh gấp.
- Phát hiện điểm mù (BSM): Sử dụng cảm biến để giám sát các khu vực mà người lái không thể quan sát qua gương chiếu hậu. Khi phát hiện xe trong điểm mù, hệ thống sẽ cảnh báo bằng âm thanh hoặc đèn báo, hỗ trợ người lái chuyển làn an toàn hơn.
- Hệ thống nhận diện biển báo giao thông (TSR): Sử dụng camera và công nghệ AI để nhận diện và hiển thị các biển báo giao thông trên bảng đồng hồ hoặc màn hình điều khiển, giúp người lái dễ dàng tuân thủ luật giao thông.
- Cảm biến đỗ xe (Parking Sensors): Cảm biến đỗ xe giúp người lái tránh va chạm khi đỗ xe. Khi xe tiến sát đến vật cản, hệ thống sẽ phát âm thanh cảnh báo và hiển thị thông tin để người lái điều chỉnh.
- Camera 360 độ (360-Degree Camera System): Hệ thống camera 360 độ cung cấp hình ảnh toàn cảnh xung quanh xe, hỗ trợ người lái quan sát các điểm mù và dễ dàng điều khiển xe trong không gian hẹp, đặc biệt hữu ích khi đỗ xe và di chuyển trong các khu vực chật hẹp. Nó bao gồm các tính năng như phát hiện điểm mù, cảnh báo mở cửa, giám sát đối tượng chuyển động,…
Tìm hiểu thêm về tính năng ADAS: Tính năng AI ADAS – Công nghệ thay đổi mọi trải nghiệm lái xe
Sự khác biệt giữa hệ thống ADAS và xe tự lái là gì?
Hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) và Lái xe tự động (AD) là hai khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ nhưng lại có những khác biệt rõ ràng. ADAS là gì? Chúng bao gồm các công nghệ hiện đại được thiết kế để hỗ trợ người lái trong các tình huống cụ thể, giúp nâng cao độ an toàn và tiện nghi khi lái xe. Tuy nhiên, các tính năng này vẫn yêu cầu sự tham gia chủ động của người lái, bởi cuối cùng, trách nhiệm điều khiển xe vẫn thuộc về họ.
Ngược lại, Lái xe tự động, còn được gọi là công nghệ tự lái hoặc xe không người lái có khả năng vận hành mà không cần đến sự can thiệp của con người. Chúng tự động điều hướng và đưa ra quyết định thông qua sự kết hợp của các cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu bản đồ chi tiết, chẳng hạn như dựa trên GNSS. Công nghệ này hướng tới việc hoàn toàn thay thế vai trò của người lái, đạt đến mức độ tự động hóa cao hơn khi xe có thể tự điều khiển mà không cần sự giám sát của con người.
ADAS và kỳ vọng tương lai cho giao thông an toàn hơn
Hệ thống ADAS đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường lái xe an toàn hơn bằng cách tích hợp các công nghệ cảnh báo và giám sát tiên tiến. Những công nghệ này không chỉ giúp người lái nhận thức tốt hơn về môi trường xung quanh mà còn hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp. Từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và thương tích trong giao thông, đồng thời tăng cường an toàn cho cả người điều khiển xe và những người tham gia giao thông
Tuy vậy, như bất kỳ công nghệ nào khác, ADAS không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Hệ thống này chỉ thực sự hiệu quả khi người lái biết cách sử dụng và không phụ thuộc quá mức vào nó. Khi được áp dụng đúng cách, ADAS không chỉ nâng cao độ an toàn mà còn mang đến sự thoải mái và tự tin cho người lái. Tuy nhiên, kinh nghiệm lái xe, sự tập trung, tuân thủ luật giao thông, và duy trì sức khỏe tốt vẫn là những yếu tố quyết định sự an toàn trên đường.
Tóm lại, ADAS không chỉ đơn thuần là một xu hướng công nghệ mà còn là bước đột phá quan trọng trong việc bảo vệ an toàn và nâng cao trải nghiệm lái xe. Việc hiểu và tận dụng tối đa các tính năng của ADAS sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn, tận hưởng mỗi hành trình một cách thoải mái và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “ADAS là gì?” Cập nhật ngay công nghệ ADAS cho xế yêu để bảo vệ bạn và những người thân yêu nhé.
Truy cập Inmax.vn để xem thêm các giải pháp tốt nhất để bảo vệ xe hơi:
– Phim cách nhiệt ứng dụng công nghệ phủ Nano Ceramic
– Phim phản xạ nhiệt ứng dụng công nghệ phún xạ kim loại
– PPF – Paint Protection Film – Phim bảo vệ sơn xe ô tô