Bằng lái xe máy màu gì? Cách nhận biết giấy phép xe máy thật – giả

Bằng lái xe máy màu gì? Màu sắc bằng lái không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cung cấp các thông tin quan trọng, giúp phân biệt các loại bằng và hỗ trợ cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Vậy, giấy phép lái xe máy màu gì, cùng Inmax tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Đồng thời cập nhật thêm thông tin về cách nhận biết bằng lái xe mô tô thật – giả.

bang-lai-xe-may-mau-gi
Bằng lái xe máy màu gì?

Giải đáp: Bằng lái xe máy màu gì?

Trước khi đi sâu vào câu hỏi “Bằng lái xe máy màu gì?”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về giấy phép lái xe máy và những quy định liên quan. Bằng lái xe máy, theo Điều 21 của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT ban hành ngày 19/6/2009, là một loại giấy phép cấp cho công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, cho phép họ điều khiển các phương tiện thuộc các hạng A1 và A2.

  • Bằng lái hạng A1: Đây là loại giấy phép dành cho người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Ngoài ra, những người khuyết tật lái mô tô ba bánh cũng được sử dụng loại bằng này.
  • Bằng lái hạng A2: Loại giấy phép này dành cho những người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên, đồng thời vẫn cho phép lái các loại xe thuộc hạng A1.

Vậy bằng lái xe máy có màu gì? Theo quy định tại Phụ lục 17 của Điều 32 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT), giấy phép lái xe nói chung và giấy phép lái xe máy nói riêng hiện hành có nền màu vàng rơm. Các thông tin trên giấy phép sử dụng song ngữ Việt – Anh, được in bằng màu đen và đỏ. Kích thước của bằng lái xe tuân thủ theo tiêu chuẩn ICAO ID-1, với số đo 85,6 x 53,98 x 0,76 mm.

giay-phep-lai-xe-may-mau-gi
GPLX hiện hành có màu nền vàng rơm, thông tin sử dụng song ngữ Việt – Anh

Giấy phép lái xe được làm từ chất liệu PET – một loại nhựa có độ bền cao, chống thấm nước và nhòe mực, giúp đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho bằng lái. Ngoài ra, trên giấy phép có đầy đủ thông tin về người sở hữu như ảnh chân dung, các thông tin cá nhân cần thiết, hạn sử dụng, và mã nhận diện để liên kết với thông tin phương tiện điều khiển.

Nhờ thiết kế khoa học và chất liệu bền bỉ, giấy phép lái xe máy không chỉ dễ nhận diện mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng cho cả người sử dụng và các cơ quan chức năng khi kiểm tra, quản lý.

Đặc điểm giấy phép lái xe máy tại Việt Nam

Khi trả lời câu hỏi “Bằng lái xe máy màu gì?”, chúng ta đã biết ở <Mục 1> rằng giấy phép lái xe máy có nền màu vàng rơm. Tuy nhiên, màu sắc chỉ là một phần của giấy phép. Điều quan trọng hơn là các thông tin được in trên giấy phép, đóng vai trò xác định danh tính người sở hữu và loại phương tiện họ được phép điều khiển. Những thông tin này được chia thành hai phần quan trọng: mặt trước và mặt sau của giấy phép.

Mặt trước bằng lái xe máy

Những thông tin mặt trước giấy phép lái xe máy giúp định danh chính xác người sở hữu và đảm bảo họ được phép điều khiển phương tiện hợp pháp theo quy định của pháp luật.

MAT-TRUOC-BANG-LAI-XE-MAY
Thông tin mặt trước bằng lái xe máy
  • Quốc hiệu – Tiêu ngữ: Ở phần đầu giấy phép, có dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” in rõ ràng.

  • Nội dung chính: Dòng chữ “GIẤY PHÉP LÁI XE / DRIVER’S LICENSE” được in lớn, nổi bật ngay dưới tiêu ngữ, thể hiện rõ ràng loại giấy phép.

  • Số giấy phép lái xe: Mỗi giấy phép có một mã số định danh duy nhất được ghi dưới tiêu đề “Số/No”, gồm 12 ký tự. Mã số này chứa thông tin về mã tỉnh, giới tính và thời điểm cấp bằng lái lần đầu.

  • Ảnh chân dung: Hình ảnh của người sở hữu giấy phép được đặt ở góc trái phía trên, kích thước thường là 2×3 cm. Ảnh được chụp trên nền xanh da trời và in trực tiếp trên GPLX.

  • Họ và tên: Tên của người sở hữu được in hoa toàn bộ, giúp dễ dàng nhận diện.

  • Ngày sinh: Ghi rõ theo định dạng ngày/tháng/năm (VD: 01/01/1990), giúp xác định độ tuổi của người điều khiển phương tiện.

  • Nơi cư trú: Ghi rõ địa chỉ cư trú của người sở hữu.

  • Quốc tịch: Thông thường là “VIỆT NAM” đối với công dân Việt Nam, hoặc ghi quốc tịch khác nếu là người nước ngoài.

  • Hạng giấy phép: Ghi rõ hạng giấy phép (A1, A2, B1, B2, v.v.), xác định loại phương tiện mà người sở hữu được phép điều khiển.

  • Ngày cấp: Ghi rõ ngày mà cơ quan chức năng đã cấp giấy phép.

  • Thời hạn sử dụng: Với các giấy phép hạng A1 và A2 thường có giá trị vô thời hạn, trong khi các hạng khác có thời gian sử dụng nhất định.

  • Nơi cấp: Ghi tên Sở Giao thông Vận tải tỉnh hoặc thành phố nơi cấp giấy phép.

  • Chữ ký và con dấu: Giấy phép lái xe có chữ ký và con dấu của cơ quan cấp phép, thường là Sở Giao thông Vận tải, nhằm xác thực và đảm bảo tính pháp lý của giấy phép.

Mặt sau bằng lái xe máy

MAT-SAU-BANG-LAI-XE-MAY
Thông tin mặt sau bằng lái xe máy
  • Nội dung chính: Các loại xe cơ giới được phép điều khiển,
  • Thông tin về các hạng xe: Ghi rõ các hạng xe mà người sở hữu bằng lái được phép điều khiển. Thông tin này giúp xác định loại phương tiện cơ giới mà người sở hữu có quyền vận hành, chẳng hạn như hạng A1, A2.
  • Mã QR: Được tích hợp để truy xuất thông tin điện tử của người sở hữu, giúp lực lượng chức năng dễ dàng kiểm tra và xác minh thông tin.
  • Ngày trúng tuyển: Ghi rõ thời gian mà công dân trúng tuyển kỳ thi sát hạch để cấp bằng lái xe. Đây là thông tin quan trọng xác nhận người lái đã hoàn thành các yêu cầu kiểm tra và thi sát hạch theo quy định của pháp luật.
  • Tem dán bảo mật: 01 tem bảo mật hình tròn được dán ở góc dưới bên phải. Khi nhìn nghiêng, tem này phản chiếu dòng chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh. Tem này có tác dụng chống giả mạo và tăng cường tính bảo mật của giấy phép.

Các thông tin này cùng với mặt trước của giấy phép tạo thành hệ thống dữ liệu giúp quản lý giấy phép lái xe hiệu quả, đảm bảo việc sử dụng giấy phép đúng mục đích và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Mất bằng lái xe máy có làm lại được không?

Cách nhận biết bằng lái xe máy thật – giả

nhan-biet-bang-lai-xe-may-that-gia
Nhận biết bằng lái xe máy thật – giả bằng mắt thường thông

Với sự phát triển của công nghệ, việc làm giả giấy phép lái xe đang ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt bằng lái xe máy thật và giả, đặc biệt bằng cách xác định “bằng lái xe máy màu gì”, cụ thể như sau:

  • Chất liệu PET: Bằng lái xe máy thật được làm từ nhựa PET với độ bền cao, cảm giác cầm trên tay chắc chắn và không dễ bị uốn cong.
  • Mã số giấy phép: Bằng thật luôn có mã số riêng biệt được in chìm và rõ ràng. Khi soi dưới ánh sáng, mã số này vẫn hiện rõ ràng mà không bị mờ.
  • Họa tiết: Các họa tiết trên bằng lái thật thường được in rất tinh tế, sắc nét, không bị lem hay nhòe.

Đặc biệt, từ năm 2020, tất cả các giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đều được tích hợp mã QR. Người dân có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại để quét mã QR này và kiểm tra thông tin giấy phép trên hệ thống của Bộ Giao thông Vận tải. Đây là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để kiểm tra giấy phép lái xe mô tô thật – giả.

quet-ma-qr-tren-gplx-de-kiem-tra-that-gia
Quét mã QR trên GPLX để kiểm tra tính hợp pháp của bằng lái

Ngoài các cách trên, bạn có thể truy cập trang web https://gplx.gov.vn/để kiểm tra tính hợp pháp của bằng lái xe trực tuyến.

Quy định mới về giấy phép lái xe máy từ năm 2025

Đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin chính thức nào về việc thay đổi bằng lái xe máy màu gì kể từ năm 2025.

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2025, theo Luật Trật tự và An toàn giao thông đường bộ 2024, giấy phép lái xe máy tại Việt Nam sẽ có một số điều chỉnh quan trọng về phân hạng và điều kiện cấp bằng như sau:

  • Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ trên 50 cm³ đến 125 cm³ hoặc xe sử dụng động cơ điện có công suất tối đa lên đến 11 kW.
  • Hạng A: Dành cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm³ hoặc xe sử dụng động cơ điện có công suất vượt quá 11 kW, đồng thời bao gồm các loại xe thuộc hạng A1.

Mặc dù có sự thay đổi về phân hạng bằng lái từ năm 2025, nhưng những giấy phép lái xe được cấp trước đó, bao gồm hạng A1 và A2, vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép. Người dân không bắt buộc phải đổi sang hạng bằng mới trừ khi có nhu cầu.

quy-dinh-gplx-nam-2025
Bằng lái xe máy màu gì sẽ có sự thay đổi về phân hạng kể từ năm 2025

Trong trường hợp công dân muốn đổi giấy phép cũ sang giấy phép theo phân hạng mới, việc đổi sẽ tuân theo các quy định sau:

  • Bằng A1 cũ: Có thể đổi sang bằng A mới, tuy nhiên chỉ được phép điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh dưới 175 cm³ hoặc xe động cơ điện có công suất dưới 14 kW.
  • Bằng A2 cũ: Khi đổi sang bằng A mới, người sở hữu sẽ được phép điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm³ và các loại xe của hạng A1.

Điểm đáng chú ý là khi thực hiện thủ tục đổi giấy phép, người dân không cần phải thi lại mà chỉ cần làm thủ tục cấp đổi giấy phép.

Những thay đổi này nhằm nâng cao an toàn giao thông, đảm bảo việc phân loại và cấp phép điều khiển phương tiện được thực hiện chính xác hơn, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng các phương tiện tại Việt Nam.

>> Truy cập mục <Tin tức> trên website Inmax.vn để tìm hiểu về các hạng bằng lái xe tại Việt Nam:

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc “Bằng lái xe máy màu gì” cho bạn đọc. Chúc các tài xế luôn lái xe an toàn, tuân thủ luật giao thông.

Đánh giá bài viết
                           
Tác giả : Hải Đào
                   
                   
1900 8113